LIỆU TRẺ EM CÓ BỊ ẢNH HƯỞNG XẤU VỀ THÓI QUEN ĐẠO ĐỨC KHI XEM QUẢNG CÁO ?

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học thì hình ảnh trẻ em là một trong 11 hình ảnh mà được khán giả thích xem nhất. Chính vì vậy mà gần đây,hình ảnh trẻ em liên tục xuất hiện trên các clip quảng cáo sản phẩm,đã nhận được không ít phản hồi từ phía khán giả. Với những đứa trẻ lười ăn thì xem quảng cáo luôn là phương pháp dỗ ăn hữu hiệu mà mọi bà mẹ chọn lựa. Nhưng thực tế, một số trẻ em hiếu động ngoài việc xem những hình ảnh đó chúng còn bắt chước một cách thích thú. Chính vì thế mà những hình ảnh mang tính tiêu cực trong các TVC quảng cáo sẽ phần nào gián tiếp dạy cho trẻ những thói quen xấu

Oreo là tên bánh ngọt khá quen thuộc với phụ huynh và trẻ nhỏ. Quảng cáo của Oreo được đăng tải trên rất nhiều các phương tiện truyền thông, đặc biệt, tần suất nhiều nhất là trên kênh truyền hình. Tuy nhiên quảng cáo của Oreo lại mắc phải lỗi nêu trên, có hình ảnh mang lại ảnh hưởng xấu tới thói quen của trẻ nhỏ. Đó là quảng cáo có sự góp mặt của diễn viên Chi Bảo.

Clip có cốt truyện rất tinh nghịch,cậu bé tự biến mình thành siêu nhân, nhưng siêu nhân không đủ chiều cao để với bánh, vì vậy bố của siêu nhân đã nâng người cậu để cậu dễ dàng lấy bánh. Hình ảnh thể hiện tình yêu thương gia đình rất ấm áp,bởi trong gia đình người con trai thường gắn bó và chơi trò tinh nghịch với bố nhiều hơn. Sau sự giúp đỡ của bố,siên nhân có bánh trong tay, cậu cũng tự biến bố mình thành siêu nhân – cặp siêu nhân bố con. Ý tưởng của quảng cáo cho tới những hình ảnh này vẫn rất tốt,thể hiện nhiều nét đáng yêu của trẻ nhỏ. Tuy nhiên đến những hình ảnh cậu chỉ cho bố cách thưởng thức bánh cho đến cuối TVC lại gây rất nhiều bất bình đối với phụ huynh. Vẫn là công thức quen thuộc “ xoay bánh, nếm kem, chấm sữa” nhưng động tác cuối cùng không phải là “ăn bánh Oreo” như các lần trước nữa mà được sáng tạo thành 1 hành động đố bố rất nhí nhảnh ,gây bất ngờ cho bố. Tuy nhiên sáng tạo này lại là bất cập của quảng cáo. Để thể hiện sự ham muốn bánh của mình cậu bé đã “giật phắt” bánh trên tay bố. Đây được coi là 1 hành động rất phản cảm, bất lịch sự với người lớn. Mặc dù, thông điệp mà nhà truyền thông muốn truyền tải ở đây là : sự ngon không thể chối từ của loại bánh này,nhưng xét cho cùng thì hành động này cũng không nên đưa vào. Nếu như được xem lại nhiều lần trẻ nhỏ sẽ rất dễ bắt chước hành động này dẫn tới thói quen lấy đồ ăn,hoặc bất cứ thứ gì mình thích một cách tự nhiên mà không cần hỏi ý người lớn. Nhiều phụ huynh còn bày tỏ thêm quan điểm của mình về TVC này là  “Tôi nghĩ quảng cáo cho trẻ nhỏ nên hướng tới cả sự giáo dục về tính cách, như vậy sẽ tốt hơn”. Từ đó cho ta thấy, việc xem quảng cáo của trẻ nhỏ không chỉ nhắm giúp chúng trong các bữa ăn… mà còn phần nào hình thành cho trẻ những thói quen, trong đó có thói quen đạo đức,cách hành xử với người lớn, vì thế mà những hình ảnh trong quảng cáo cần được lựa chọn lỹ càng, để không những thu hút được sự chú ý của trẻ nhỏ mà còn góp phần dạy và tập dần cho trẻ những thói quen tốt.

Ngoài ra cách xử lý của diễn viên Chi Bảo cũng được xem là chưa hợp lý. Nếu như lời nói rất nhẹ nhàng của diễn viên “Sao lấy bánh của ba” và cùng con chạy chơi đùa, được thay bằng hành động ngăn chặn sự hồn nhiên lấy bánh của con và đưa ra vài lời chỉ dạy âu yếm, để bé thấy được là bé là đã sai, không nên tái diện lại hành động này với người lớn nữa, thì bài học mà nhà quảng cáo mang đến trong TVC sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều

Thói quen ở trẻ nhỏ được hình thành rất dễ và cũng dễ bị thay đổi bởi tất cả các yếu tố bên ngoài bé thường xuyên tiếp xúc. Vì vậy muốn chiếm lĩnh được sức hấp dẫn của quảng cáo đối với trẻ và phụ huynh thì các hình ảnh, thông điệp cần đưa tới một cách khéo léo, nhằm xây dựng cho thế hệ mầm non tương lai của đất nước những thói quen lành mạnh. Mong rằng những quảng cáo khác cũng sẽ không mắc phải sơ suất như của Oreo.

Nguyễn Thị Ngọc Lan – Quảng cáo K32

L’oreal “Because you’re worth it” – Điều gì? Sự lừa phỉnh hay sắc đẹp?

 Được biết đến như công ty lớn nhất trên thế giới về mỹ phẩm và làm đẹp. Trụ sở chính ở Paris, Pháp. Tập đoàn L’oreal có lịch sử lâu đời trong ngành mỹ phẩm từ năm 1907. Các sản phẩm của hãng bao gồm chăm sóc tóc, thuốc nhuộm tóc,dưỡng da, kem chống nắng, trang điểm và nước hoa.

Đi cùng với sự phát triển lâu dài của hãng chính là các quảng cáo thành công, tạo ấn tượng trong lòng công chúng nói chung và đặc biệt thu hút chị em phụ nữ nói riêng. Các chiến dịch quảng cáo được đầu tư công phu, liên tục đổi mới phù hợp với thị hiếu hay thậm chí đặt ra những chuẩn mực mới trong ngành công nghiệp mỹ phẩm đã khiến cho L’oreal tự tin biến những thứ không thể thành có thể ?

Quảng cáo của L’oreal luôn được biết đến với những mỹ nữ nổi tiếng về cả tài năng lẫn ngoại hình, sơ qua phải kể đến: Julia Roberts, Julianne Moore, Củng Lợi, Phạm Băng Băng, Beyoncé, Lea Michele…

                        True_Match_slider_2

Sự hoàn hảo tuyệt đối với các ngôi sao sử dụng sản phẩm của L’oreal

  Sự xuất hiện của mỹ phẩm từ xa xưa tới nay đều để khiến cho phụ nữ đẹp hơn, giúp họ tôn vinh bản thân mình, một nghệ thuật chăm sóc chính mình. Tuy nhiên ngày nay khi mà sự ra đời của khoa học công nghệ ra tăng, các loại thảo dược thiên nhiên trước đây đã được thay thế bằng các hóa chất nhân tạo hoặc được chiết xuất để tạo hiệu quả đột phá hơn hẳn so với quá khứ. Các loại mỹ phẩm tác động trực tiếp tới khuôn mặt người sử dụng, theo như các quảng cáo: “tạo hiệu quả rõ ràng và toàn diện…”.

Nhưng có lẽ nào trình độ khoa học kỹ thuật có thể khiến con người chống lại các tác động của thời gian để giữ vẻ thanh xuân tươi trẻ của mình mãi mãi như những hình ảnh L’oreal đã tuyên truyền trong các hình ảnh của sản phẩm dưỡng da?

                         AgePerfect_Slider1_JulianneMoore_Large

Revitalift_detail

Các nữ diễn viên có tuổi trông như thể thời gian không hề ảnh hưởng tới nét đẹp hoàn hảo của họ trong quảng cáo của L’oreal

  Việc L’oreal bị cảnh cáo, hay cấm tuyên truyền bởi các cơ quan quản lý vì những quảng cáo “đánh lừa công chúng” , “phóng đại sai lệch về hiệu quả”… không chỉ diễn ra mới lần một lần hai.

                          article

Nữ diễn viên 41 tuổi Rachel Weisz trong quảng cáo của L’oreal . Quảng cáo bị “cảnh cáo” của các cơ quan quản lý.

 Đã có trường hợp Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo với sản phẩm kem dưỡng da ban đêm, kem chống nắng và kem dành cho vùng da mắt của nhãn hiệu này đã đi quá chức năng làm đẹp thông thường, mà thay vào đó có thể thay thể chức năng hoặc cấu trúc của cơ thể người.
Theo quảng cáo của thì các sản phẩm này có thể “tăng cường hoạt động của các gene và kích thích việc sản sinh ra các protein làm trẻ hóa”, rồi thì “đã được chứng minh là cải thiện điều kiện xung quanh các tế bào gốc và kích thích sự hồi phục tế bào”.
FDA nêu rõ, nếu theo cách quảng như thế, thì các sản phẩm trên phải là thuốc theo định nghĩa về dược phẩm.

Chạy theo các loại mỹ phẩm dưỡng da hay sử dụng quá nhiều các sản phẩm trang điểm trong thời gian dài chỉ tạo ra tác hại rõ rệt với nhan sắc; hoặc tệ hơn có thể dẫn đến các căn bệnh về da khó chữa và nguy hiểm. Bên cạnh tác hại rõ ràng của các hóa chất khi sử dụng mỹ phẩm quá đà, thì những bức ảnh chỉnh sửa đang tạo ra cho phụ nữ ảo tưởng về một vẻ đẹp không tì vết mặc theo thời gian qua hình ảnh của những người nổi tiếng – những người mà sự xinh đẹp của họ trên các quảng cáo vốn là sản phẩm của cả một hệ thống chuyên nghiệp.

Cùng với sự phát triển của các chiến dịch truyền thông, sức ảnh hưởng của mỹ phẩm đối với các cô gái nhỏ chưa đủ tuổi trưởng thành có thể gây tác động tai hại tới sự phát triển về nhân cách, định hướng đánh giá khách quan về cái đẹp, cũng như sức khỏe.

 Lời kết

Cuộc chạy đua hiện nay của các công ty mỹ phẩm đòi hỏi L’oreal phải sẵn sàng mạnh tay trong quảng cáo cũng như lôi kéo khách hàng. Ngành công nghiệp mỹ phẩm ngày càng phát triển, tạo đà cho sự xuất hiện của các sản phẩm không ngừng được đưa ra và đổi mới, hướng tới càng nhiều kiểu loại sử dụng. Và các công ty thì đặt doanh số cao hơn lợi ích người tiêu dùng. Những cô người mẫu trẻ đẹp không tuổi với những thân hình và khuôn mặt trong mơ vẫn đang và đã là hình ảnh ám ảnh để mơ ước với mọi phụ nữ. Tuy nhiên, các khách hàng – những người tiêu dùng- có nghĩ rằng chính sự cổ súy với những hình ảnh được đưa ra mới chính là sự tiếp tay mạnh mẽ nhất để các công ty tiếp tục lợi dụng sự tin tưởng và móc túi chính bạn với những hình ảnh không trung thực.

Ngô Hồng Vân _ Quảng cáo K32

Quảng cáo sữa: Chiêu thức cạnh tranh từ định vị thương hiệu

Cao lớn, siêu sao, thiên tài..là những mỹ từ mà nhiều hãng sữa liên tiếp tung chiêu “đánh” vào sự kỳ vọng lớn lao của các bậc cha mẹ vào con cái họ. Thực tế có phải như vậy?
Sữa… như  tiênAi tiếp cận, tìm hiểu thị trường sữa Việt Nam đều ngạc nhiên mắt chữ A mồm chữ O khi đứng trước hàng loạt sản phẩm sữa có khả năng siêu phàm: sữa thông minh, cao lớn, nhanh nhẹn và thậm chí có cả sữa uống vào cho dũng cảm!

Những thông điệp này đi vào lòng người và dần dần tự định vị cho sứ mệnh phục vụ một nhóm đối tượng nào đó trong khi bản chất công thức sữa nói chung đều theo hoặc cố theo cho được công thức của sữa mẹ.

Theo một chuyên gia từ Viện Dinh dưỡng, hầu hết các sản phẩm có thành phần gần giống như nhau, khác chăng chỉ là tên nhãn hiệu hoặc cũng thành phần đó nhưng có bổ sung một số chất với tên gọi khác. Và tất nhiên giá thành của các loại sữa thông minh, làm trắng da, giúp cao lớn… nội cũng như ngoại, theo đó cũng tăng lên.

Yếu tố di truyền thì không thể can thiệp, nhưng nếu nói rằng chỉ cần uống sữa vào thì con cái thông minh, giỏi giang, cao lớn, khỏe mạnh, dũng cảm thì chẳng ông bố bà mẹ nào lại không cố mua, cho dù có phải ăn nhịn để dành mua sữa cũng sẵn lòng.

Đầu mối của ma trận

Những năm 90 của thập kỷ trước, người ta biếu nhau sang lắm là hộp sữa Ông Thọ của Vinamilk. Lúc dùng còn đem luộc trong nước sôi, hì hục đục ra hai lỗ và lấy sữa pha với nước… Hai chữ “đường sữa” ngày ấy là ước mơ của nhiều người Việt Nam.

Thế rồi sự xuất hiện của Cô gái Hà Lan và sau đó lần lượt là những ông lớn như Abbott, Mead-Johnson, Dumex, XO… hay từ chính các công ty mới nổi lên như Hanoi Milk, NutiFood, Mộc Châu, IDP… đã làm cho người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn. Và kết quả là họ không biết lựa chọn thế nào cho đúng nhất. Lúc này, các chiêu PR quảng bá được xuất chiêu và các hãng sữa phải nỗ lực hết mình để có thể tạo ra sự khác biệt, nhất là có vị thế riêng.

Định vị thương hiệu là một khái niệm mới ra đời vào khoảng đầu thập niên 1970. Các công ty sữa định vị thương hiệu của mình qua bốn chiến lược chính như lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu, lựa chọn định vị đặc thù, lựa chọn định vị giá trị và tổng giá trị đối với thương hiệu sản phẩm.

Dutch Lady lựa chọn tăng cường miễn dịch cho trẻ em tạo đột biến về sản phẩm sữa… NutiFood đã chọn giá thành thấp làm đột phá khẩu cho sản phẩm sữa bột Nuti, nhằm chiếm thị phần ở khu vực nông thôn và bên cạnh những khu công nghiệp…

Vượt trội trong cung cấp calcium cho người lớn tuổi, nhãn hàng Anlene của Công ty Fonterra đã chiếm đến 80% thị phần trong ngành hàng chuyên biệt này. Nhãn hàng Fristi của Dutch Lady lại hướng đến việc định vị sữa tươi dành cho trẻ em hiếu động và mê truyện tranh. Công ty Nestlé thì chọn phân khúc sản phẩm ăn dặm cho trẻ nhỏ làm một đối trọng để kích cầu sản phẩm sữa bột của mình. Abbott định vị như là “sữa bột tăng cường IQ cho trẻ”.

Nhưng sự tấn công khá quyết liệt của đối thủ cạnh tranh làm định vị đó trở nên lỗi thời, vì vậy năm vừa rồi Abbott chuyển sang định vị “sữa bột số 1 Việt Nam”. Vinamilk định vị “chất lượng quốc tế” để nhắc nhở cho người tiêu dùng Việt Nam thấy Vinamilk là công ty duy nhất của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sữa sang hơn 10 nước trên thế giới.

Tuy nhiên, thời gian gần đây Vinamilk cũng dần chuyển sang định vị đơn giản “mẹ yêu bé”. NutiFood thì định vị là “vì tương lai Việt” để khẳng định mình là sản phẩm sữa thuần Việt nhất. Mead Johnson thì định vị “gia đình Enfa A+” để khẳng định họ chỉ tập trung vào phân khúc trẻ em với những vi chất cần thiết cho trẻ. Nestlé đơn giản là “cùng mẹ yêu bé” để định vị chung cho sữa và thực phẩm của công ty.

Các công ty có xu hướng muốn ghép các phân khúc thị trường lại với nhau thay vì chỉ tập trung vào một phân khúc.  Dutch Lady định vị “sẵn sàng một sức sống” cho dòng sữa nước và “cùng bé yêu khôn lớn” khẳng định sự đa dạng sản phẩm của mình cho mọi lứa tuổi và nhằm tách khỏi thông điệp IQ vốn đã được rất nhiều nhãn hiệu sữa khai thác.

Những chiêu thức khiến người tiêu dùng muốn cân nhắc

1. Đắt tiền hơn để chất lượng tốt hơn?

Những công ty thường xuyên nâng cấp sản phẩm sữa của mình có giá trị dinh dưỡng cao hơn sản phẩm hiện tại. Khi sản phẩm hiện tại có giá trị được định vị trong tâm trí người tiêu dùng cao thì việc định vị sản phẩm mới hoàn toàn thuận lợi.

Một loạt nhãn hiệu được nâng cấp như Friso lên Friso Gold, 123, 456 nâng cấp với TT ratio của Dutch Lady, Dumex nâng cấp thành Dumex Gold, Dielac lên đời thành Dielac Alpha có sữa non colostrum của Vinamilk. Những sản phẩm này tượng trưng cho phong cách sống cao hơn, riêng biệt hơn. Và theo đó,  giá tiền cũng… tăng theo.

Chả thế mà nhập khẩu sữa vào VN tăng mạnh. Tổng cục hải quan cho hay chỉ riêng tháng 3 vừa qua, các doanh nghiệp đã chi 57,4 triệu USD để nhập khẩu sữa. Ước tính chung cả năm 2011, kim ngạch nhập khẩu sữa sẽ lên tới cả tỷ USD.

2. Giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn

Nếu như các sản phẩm hiện tại có giá trị định vị thấp thì các công ty sử dụng hình thức định vị giá trị cao hơn nhưng giữ nguyên giá. Rõ nét nhất là Vinamilk khi họ định vị dòng sữa tiệt trùng và sữa chua. Nhãn hiệu YoMilk được làm mới nhưng giá vẫn không đổi trong một thời gian dài.

3. Giữ nguyên chất lượng nhưng giá rẻ hơn

Ngược lại, có nhiều công ty giữ nguyên chất lượng nhưng nâng cao số lượng, để giá đơn vị rẻ hơn, hoặc bao bì nhỏ hơn. Nhãn hiệu Enfa của Mead Johnson tăng gấp đôi dung lượng từ 900g lên 1,8kg khiến giá đơn vị rẻ hơn, hoặc Nuti có bao bì 20g giá chấp nhận được cho giới bình dân. Việc nâng cao số lượng phổ biến nhất là từ bao bì sữa 450g hoặc 400g lên 900g vì dễ bảo quản cũng như không vượt ngưỡng giá dành cho khách hàng mục tiêu.

4. Đồng hành cùng khách hàng

Không những bán sản phẩm, các công ty sữa đều tập trung định vị dịch vụ hậu mãi của mình, làm cho giá trị hữu dụng của sản phẩm sữa tăng cao thêm. Phổ biến nhất là lập các câu lạc bộ, cũng như trại tư vấn sức khoẻ miễn phí như Enfa A+ của Mead Johnson, Anlene của Fonterra, Calcimex của Dutch Lady, Gain Advance IQ của Abbott…

Cũng có một số công ty thành lập hẳn một trung tâm dinh dưỡng như Vinamilk, Dutch Lady, cá biệt Dutch Lady lập hẳn một đường dây nóng chuyên tư vấn dinh dưỡng thường xuyên cho khách hàng của mình.

Lương Hồng Ngân – PR32

GET IT !?

Image

 

Cộng đồng hip hop vốn không mấy xa lạ với chúng ta , nhưng một sân chơi có quy mô lớn và hội tụ được tất cả mọi người trong giới thật là hiếm có để đưa văn hóa hip hop đến gần hơn tất cả mọi người . Nhưng sắp tới đây sẽ có một sự kiện lớn được tổ chức với mong muốn đẩy cao phong trào và tạo một sân chơi để phát triển tài năng , thỏa mãn đam mê của tất cả các bạn trẻ yêu thích bộ môn nghệ thuật đường phố này.    

Nhóm NEW YORK STYLE chuẩn bị tổ chức một giải đấu hiphop được coi là hấp dẫn nhất mùa thu năm nay : “Get it”

 

Trước sự chờ đợi mỏi mòn , cuối cùng ban tổ chức cũng tung ra poster của giải đấu , một hình ảnh mang đầy cá tính , chất bụi bặm vốn có cùng với sự sang trọng nhất định .

 

Đứng trên góc độ của một nhà thiết kế mà nói , poster này đã thể hiện được cái chất vốn có mà khi người ta nói đến hip hop thì mọi người đều liên tưởng tới . Visual key của nó là hình ảnh chiếc xe ô tô đang chiếu đèn pha vào một b-boy đang thể hiện mình , một hình ảnh rất bụi và rất chất . Tên giải đấu cũng được thiết kế khá công phu với kim cương đính lên , tạo nên sự sang trọng nhất định . Bởi giải đấu được tổ chức tại trung tâm thương mại Chợ Hàng Da nên yếu tố lấp lánh xa xỉ là không thể thiếu , rất hợp với địa điểm mà còn vừa thể hiện được sự cá tính , muốn thể hiện bản thân của mỗi dancer tham dự . Background của poster tái hiện lại những con phố , cái nôi của hip hop cho ta thấy được cái chất vốn có của hip hop . Layout khá ổn , thoáng với những màu sắc được mix thật phù hợp , logo của nhà tổ chức được set khá ổn , ánh sáng được mix cân bằng với key visual .

 

Poster của giải đầu này theo tôi đánh giá sẽ mang lại sự thành công lớn cho giải , khá hiệu quả cho một quảng cáo bằng poster.

Ngô Tự Huy – QCk32

QUẢNG CÁO RƯỢU TRÁ HÌNH DƯỚI DẠNG MV ÂM NHẠC

Tháng 6/ 2013, ca sỹ Hồ Ngọc Hà thực hiện một MV âm nhạc đầu tư kĩ lưỡng về âm thanh, hình ảnh tuy nhiên ngay sau khi ra mắt MV, Hồ Ngọc Hà và ekip vấp phải sự phản ứng dữ dội của dư luận. Lý do vì trong MV xuất hiện một số cảnh quay quảng cáo rượu cận rõ nhãn hiệu. Đặc biệt MV này thể hiện bài hát “Cảm ơn cha” của nhạc sỹ Hồng Thuận với ca từ da diết tình cảm, mang ý nghĩa thiêng liêng về tình phụ tử nhưng bị cố ý đan cài vào vài chi tiết món quà tặng cha là những chai rượu ngoại, cụ thể là Gold Label của hãng Johnnie Walker và Singleton 12.

MV âm nhạc trở thành một clip quảng cáo khiến đa số người xem cảm thấy sự đối lập giữa bài hát nhẹ nhàng và cách thức quảng cáo đồ uống có cồn. Đối lập đến mức phản cảm, đồng ý rằng văn hoá tặng quà rượu Tây rất sang trọng và lịch sự, tuy nhiên trong trường hợp này là tặng rượu để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha thì không nên khuyến khích quảng bá, nhất là dưới dạng một MV âm nhạc.

camoncha

Có thể sự kết hợp giữa một MV và một quảng cáo sẽ là “một công đôi việc” và tạo ra hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ. Nhưng quan trọng là nội dung MV và cách khai thác vấn đề để nhấn mạnh hình ảnh cần truyền thông và nổi bật thương hiệu của hãng rượu có thực sự phù hợp với nhau hay không? Tặng rượu cho cha có phải là một hình ảnh gây thiện cảm? Ai cũng biết đồ uống có cồn không tốt cho sức khoẻ, vậy tại sao còn tặng rượu cho cha khi tuổi của đã cao? Đặt bên cạnh giai điệu, tiết tấu và lời ca với hình ảnh những chai rượu là sự rời rạc, không ăn khớp. Chưa kể đến cuối MV còn xuất hiện những dòng chữ chạy với một câu hỏi khơi gợi tò mò: “Bạn có muốn một món quà ý nghĩa tặng cho cha của mình?” mặc dù người xem đều ngầm hiểu qua MV món quà được khuyên tặng ở đây là một chai rượu, đoạn kết của MV còn dẫn dắt giới thiệu thêm về Gala Nhạc Việt quy tụ nhiều ngôi sao âm nhạc được tài trợ bởi hãng rượu đó. Nếu những người làm PR nghĩ việc dùng sự cảm động từ tình cảm gia đình để chen vào vài cảnh quảng cáo rượu nặng độ thì bị nhận những phản ứng trái chiều, thậm chí gay gắt cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì văn hoá Phương Đông coi trọng tình cảm sẽ khó chấp nhận sự liên kết này. Bài viết trên vtc.vn có đưa ra một nhận định: “Việc làm của Hồ Ngọc Hà đã biến một hành động từ tình cảm thành phản cảm, thậm chí vô cảm!”

MV “Cám ơn cha” của nữ ca sỹ Hồ Ngọc Hà đã vi phạm khoản 15, điều 22, nghị định 94/2012 về sản xuất, kinh doanh rượu: cấm tài trợ các chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao; vi phạm điều 7 Luật quảng cáo có hiệu lực từ ngày 1/1/2013: Cấm sử dụng các loại rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên trong quảng cáo; vi phạm nghị định 97 về việc quản lý các hoạt động Internet: cấm sử dụng Internet để quảng cáo cho các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa bị cấm hoặc chưa được phép lưu hành trên thị trường. MV tuy đã bị xử phạt hành chính nhưng hậu quả gây ra lớn hơn là cố tình cổ vũ cho một trào lưu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, cụ thể rượu trong đời sống của người già. Vốn là một dự án xuất phát ý tưởng rất nhân văn, ngợi ca tình yêu thương của người cha và lòng biết ơn của những người con nhưng cuối cùng vì những hình ảnh quảng cáo hãng rượu rõ nét nên dự án âm nhạc đã biến thành một cuộc trao đổi lợi ích thương mại.

Qua đây hình ảnh ca sỹ Hồ Ngọc Hà trong mắt công chúng cũng bị đánh giá không mấy tích cực khi cô cùng ekip đã bất chấp hậu quả và chèn quảng cáo rượu vào hoạt động âm nhạc của mình. Đây cũng là một bài học cho những ngôi sao trước khi quyết định trở thành gương mặt đại diện hay đại sứ thương hiệu cho những nhãn hàng lớn. Quảng cáo nên đúng lúc đúng nơi trúng mục tiêu và đối tượng khách hàng thay vì nhắm mắt làm liều và để lại nhiều ác cảm và phải chịu sự chỉ trích “lợi dụng nghệ thuật nhằm kiếm tiền quảng cáo”.

Lê Nguyễn Nhật Linh – PR K30 A1

FB : https://www.facebook.com/LINHKOIKAWAII

Vinasoy ‘vẻ đẹp tự nhiên’

Công ty Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy (thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi – QNS) với sản phẩm Fami (dành cho gia đình) nay có thêm sản phẩm Vinasoy dành cho giới nữ với thông điệp “mãi rạng ngời vẻ đẹp tự nhiên”. Và TVC mới đây của sản phẩm đã cố gắng thể hiện điều này.

 

Sức sống

Quảng cáo theo kiểu MTV, được tạo ra để kết hợp vẻ đẹp của người phụ nữ với sản phẩm của vinasoy. TVC được đạo diễn bởi Keri D Light và được sản suất bởi Starfilm Productions và New Energy Wave. Jason Fetz, biên tập viên cho công việc này đã làm việc chặt chẽ với giám đốc về việc cắt ghép để đạt được phong cách cuối cùng. Trình tự 3D được tạo ra hoàn hảo bởi Gaetan Stoffel. Việc truyền thông trực tuyến thực hiện bởi chuyên gia Mark Doney.

Bắt đầu bằng hình ảnh một cô gái trẻ thức dậy trong ánh bình minh, sự tinh khôi là điều mà nhà sản xuất cố gắng thể hiện trong đoạn phim, đưa người xem đến một khung cảnh đầy mê hoặc với từng tầng lớp ánh sáng đan xem. Quảng cáo sử dụng nhiều ống kính flare và defocus để tạo ra những cái nhìn nữ tính mềm mại. Tông màu xanh trắng xuyên suốt đoạn phim 31s này tạo cảm giác dịu mát thanh thản đầy tận hưởng. Người mẫu trong đoạn quảng cáo thỏa mãn phần nhìn của người xem với ngoại hình bắt mắt, thân hình thon thả hay nụ cười sáng bừng mỗi khung hình, tạo ra cảm giác ghen tỵ và thèm muốn trong mỗi người phụ nữ. Thách thức của công việc này đã cố gắng tạo ra một quá trình chuyển đổi giữa người phụ nữ đang nhảy múa với chiếc đồng hồ cát trong khung cảnh 3D. Cuối cùng, cả hai hình ảnh này được pha trộn với nhau bằng cách sử dụng sự khúc xạ của đồng hồ cát cho sự chuyển đổi liền mạch.

Image

Dường như âm nhạc của Trịnh Công Sơn rất thích hợp lồng vào các quảng cáo. Giống như TVC ngân hàng ACB với “mỗi ngày tôi chọn một niểm vui” hay vinamilk với “để gió cuốn đi”, lần này thì “hôm nay tôi nghe” giống như viết riêng cho quảng cáo của vianasoy. Từng câu chữ, giai điệu in đậm trong tâm trí người xem, đem lại sự thanh thản đến lạ lùng, nó hòa quyện với hình ảnh tạo nên hiệu ứng đầy thư giãn để đón nhận những điều tươi mới. Giọng hát lạ lùng, bắt tai của cô nhạc sĩ, ca sĩ trẻ Lê Cát Trọng Lý làm bài hát giống như một khúc tâm tình thủ thỉ, gần gũi mà sâu lắng. Nhịp chân của diễn viên hòa vào giai điệu ca khúc làm quảng cáo dường như tràn đầy sức sống và nội lực, lan tỏa trong không gian khiến người xem dường như cũng cảm nhận được sức sống ấy

Những giây cuối đoạn phim là thông tin về sản phẩm được truyền đạt trên nền nhạc nhẹ nhàng. Người lồng tiếng cho phần này chỉ nói nhưng lại giống như là đang hát tiếp bài hát “ đột phá mới với công thức tối ưu giàu Isoflavones và đạm đậu nành vinasoy cho bạn vóc dáng cân đối và vẻ đẹp dạng ngời – vinasoy mãi rạng ngời vẻ đẹp tự nhiên”. Không cần nói quá nhiều về thành phần hay công dụng nhưng hiệu quả thì có thể thấy rõ, đánh trúng vào nhóm khách hàng là phụ nữ trẻ luôn quan tâm đến sức khỏe, nhan sắc cũng như ngoại hình và vinasoy đã tặng họ điều ấy. Hình ảnh cô người mẫu xinh tươi trẻ trung cuối đoạn quảng cáo đang uống sữa chính là một sựu thúc đẩy.

Image

Vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ

Phái đẹp luôn muốn mình có một nhan sắc và một vóc dáng chuẩn mực. Họ luôn tìm mọi phương pháp để cải thiện vẻ đẹp như mong muốn. Thường các chị em luôn hướng tới mỹ phẩm, viện thẩm mĩ như một giải pháp, nó lộ ra những ngược điểm như tốn tiền bạc, thời gian và kể cả sức khỏe. Và vinasoy đã hướng người tiêu dùng tới một phương pháp vừa tốt cho sức khỏe lại vừa có thể cải thiện vẻ đẹp đó là sử sản phẩm từ đậu nành, cụ thể là sữa đậu nành, tạo ra một thói quen tốt đó là uống sữa để tăng cường sức khỏe.

Sữa đậu nành Vinasoy nguyên chất giàu đạm đậu nành tự nhiên và giàu isoflavones, giúp cân bằng nội tiết tố estrogen và chống oxy hóa, cho bạn vóc dáng cân đối và làn da mịn màng. Isoflavones và protein đậu nành là hai dưỡng chất quý báu tốt cho sức khỏe và vẻ đẹp có nhiều trong đậu nành tự nhiên. Isoflavones là hoạt chất có cơ chế hoạt động và chức năng gần giống như nội tiết tố nữ estrogen, giúp bảo vệ lớp collagen, ngăn chặn sự lão hóa da; nhờ đó, làn da phụ nữ đàn hồi tốt hơn và luôn giữ được sự mịn màng tươi trẻ. Bên cạnh đó, Protein đậu nành có tác dụng hạ thấp lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa béo phì, xây dựng và duy trì một vóc dáng cân đối, làn da săn chắc. Sữa đậu nành Vinasoy giàu isoflavones và đạm đậu nành tự nhiên là bạn đồng hành của chị em trong xu hướng sử dụng các sản phẩm tự nhiên để làm đẹp.

 

Mv “hôm nay tôi nghe”

Vì là quảng cáo làm theo kiểu MTV nên khi vinasoy tung ra MV “hôm nay tôi nghe” tặng kèm trong chuỗi quảng bá cho sản phẩm mới thì không có gì là khó hiểu. Vẫn khung cảnh ấy, diên viên viên ấy nhưng mv lại vô cùng đặc biệt khi làm theo phong cách lyric music video, câu chữ xuất hiện trên những đồ vật giản dị nhất như một quyển sách yên thích hay trên tờ lịch cổ, vô cùng thân thuộc như cảm thấy chính mình trong đó, người xem cũng như người tiêu dùng sẽ thấy được sự đồng cảm, cảm thấy được nâng niu chăm sóc.

 

Những điều đáng tiếc

Sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết điều này, không chỉ trẻ con mà người lớn cũng nên có thói quen uống sữa mỗi ngày không chỉ để đẹp hơn mà còn để có sức khỏe để làm việc, lao động. Nên nhắc nhiều hơn đến công dụng để hình thành thói quen tốt, nhất là phụ nữ luôn bị coi là phái yếu trong xã hội.

Nữ diên viên chính quá ổn về mặt hình tượng cả về vóc dáng lẫn gương mặt, phản hồi từ khán giả thì phần lớn đều nhận xét nữ diễn viên xinh đẹp, tươi sáng. Nhưng tại sao một  quảng cáo sữa của một công ty sữa Việt Nam lại mời một cô người mẫu Thái Lan làm diễn viên chính, có thể hiểu công ty sản xuất quảng cáo này là một công ty Thái Lan nên mời người mẫu Thái sẽ dễ làm việc hơn. Nhưng nếu là một nữ diễn viên của Việt Nam đóng thì hiệu quả có lẽ sẽ cao hơn rất nhiều, đâu phải Việt Nam thiếu những người mẫu xinh đẹp và chuyên nghiệp, chúng ta luôn có những người trẻ tuổi, nổi tiếng và đầy năng lực sẵn sàng đảm nhiệm những bối cảnh đòi hỏi diễn xuất còn khó hơn vậy, một gương mặt thân thuộc với người Việt sẽ tạo ấn tượng tốt hơn, tác động đến người tiêu dùng là phụ nữ Việt Nam.

Image

Âm nhạc trong quảng cáo cũng có những mặt trái của nó. Không phải ai cũng nghe được nhạc Trịnh, hay hiểu được nó, hay là không phải tác phẩm nào của Trịnh Công Sơn cũng nổi tiếng như nhau, ở đây không nói rằng “hôm nay tôi nghe” không nổi tiếng nhưng nếu so với “mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” hay “để gió cuốn đi” thì có lẽ là không bằng. Có lẽ nhà sản xuất nên tìm một bản phối hợp lý hơn, không quá nhẹ nhàng để người xem vẫn cảm nhận đc sức sống như hồi sinh trong từng khuôn hình, điều này sẽ tác động mạnh đến dối tượng khách hàng.

 

Nhưng điều quan trọng là thông điệp “sữa đậu nành Vinasoy nguyên chất giúp cân bằng nội tiết tố estrogen và chống oxy hóa, cho bạn vóc dáng cân đối và làn da mịn màng” đã đến được với người tiêu dùng một cách hiệu quả theo đúng ý mà nhà sản xuất hướng đến.

Hoàng Thị Hải Yến – QCk32

Tác động tiêu cực của hành vi bạo lực trong quảng cáo Sữa cô gái Hà Lan 20 +

Quảng cáo dành cho trẻ em đặc biệt là các quảng cáo về sản phẩm nâng cao sức khỏe và trí não cho trẻ luôn được soi xét rất cẩn thận. Chỉ cần nhà quảng cáo vô tình đưa vào những hình ảnh mang tính chất tiêu cực sẽ bị đem ra mổ xẻ rất kỹ càng.

Sản phẩm sữa có xuất xứ từ Hà Lan, của công ty Friesland Campina, được biết đến qua tên gọi quen thuộc Cô gái Hà Lan đã có tới lịch sử gần 90 năm tại Việt Nam và là thương hiệu sữa ngoại lâu đời nhất cũng như dành được sự tín nhiệm cao nhất của người tiêu dùng Việt Nam.

Đầu năm 2013, công ty đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam. Sản phẩm sữa Cô Gái Hà Lan 20+ này có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hơn 20 dưỡng chất thiết yếu không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bao gồm: cholin, 5 vitamin, hơn 6 khoáng chất và 9 axít amin giúp trẻ phát triển tối đa về thể chất, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện.

Nhằm giúp cơ thể  trẻ phát triển cần phải cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Tất cả 20 axít amin đều có vai trò rất lớn đối với phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Các axít amin là chất liệu để giúp tế bào non tăng trưởng, giúp các tế bào trưởng thành hoạt động tối ưu, giúp các tế bào bị tổn thương trong quá trình hoạt động hằng ngày được hồi phục.

Để đẩy mạnh quảng bá và xây dựng hình ảnh thương hiệu mới này, công ty Friesland Campina Việt Nam đã tiến hành thực hiện chuỗi các hoạt động quảng bá và chiếu TVC trên truyền hình. Đoạn quảng cáo dài 30s khá vui nhộn nhưng còn ẩn chứa khá nhiều tác động tiêu cực với trẻ nhỏ.

Quảng cáo sữa Cô gái Hà Lan 20+ và tác động tiêu cực với trẻ nhỏ

Clip quảng cáo Cô gái Hà Lan 20+

Clip quảng cáo sữa cô gái Hà Lan 20+ được phát trên truyền hình với độ dài 30s. có bối cảnh trong giờ Toán của một lớp học, khi cô giáo đưa ra một đề bài khó, một em học sinh nam đã nghĩ “ Ôi đề bài khó ghê“. Ngay lập tức các con số và chữ trên bảng đã tập hợp với nhau để tạo thành một hình quái vật khổng lộ xuất hiện trước mặt cậu bé khiến cậu bé hoảng sợ, nhưng ngay sau đó nhanh trí nghĩ ra đến sữa cô gái Hà Lan 20+ đang mang trong cặp nên đã uống hết một hộp sữa và trở nên khỏe mạnh hơn rất nhiều. Cậu bé cùng với 20 khoáng chất có trong sữa đã chạy lên bục giảng và đánh lại kẻ thù khổng lồ sau đó giải đúng bài Toán này. Hành động của cậu bé đã được cô và các bạn trong lớp vỗ tay ủng hộ nhiệt tình.

qc

Nếu chỉ xem qua quảng cáo, nhiều người cho rằng quảng cáo khá sáng tạo khi đã đưa ra được hình ảnh 20 chất dinh dưỡng có trong sữa cô gái Hà Lan 20+ đồng thời cũng thúc đẩy được sức khỏe và trí não của trẻ. Nhưng ngay khi quảng cáo phát trên truyền hình, đã vấp phải sự phản đối của nhiều bà mẹ, hầu hết họ cho rằng, đoạn quảng cáo này mang màu sắc bạo lực và sự vô lễ. Khi đang trong giờ học lại uống sữa và đánh nhau với một vật do cậu bé tưởng tượng ra.

qc1

Nhận xét quảng cáo

Đặt quảng cáo ở góc độ truyền thông, có thể thấy người làm quảng cáo đã đưa ra ý tưởng khá sáng tạo, đề đạt được hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong một sản phẩm. Tuy nhiên lại không phù hợp ở lứa tuổi trẻ em khi đưa hình ảnh bạo lực và một con vật khổng lồ vào quảng cáo. Nếu như chỉ cần thay đổi là bài tập cô giáo đưa ra khó và cho các em thời gian suy nghĩ, cậu bé này đã uống 1 hộp sữa cô gái Hà Lan 20+ và trở nên tỉnh táo hơn thì sẽ giảm được yếu tố bạo lực tiêu cực trong quảng cáo.

Kết

Quảng cáo dành cho trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị phản đối, bởi vậy, người làm quảng cáo phải thật khéo léo đưa vào các ý tưởng sáng tạo nhưng không quá lố. Quảng cáo cần kích thích được sự yêu thích của trẻ, khơi gợi sự sáng tạo và hướng trẻ đến những điều tích cực hơn. Có như vậy, sản phẩm sẽ nhận được sự đón nhận của các bậc phụ huynh và con em họ.

Nguyễn Hương Giang – PR K30 A1

FB :  https://facebook.com/giang.nhot.3

Khi quảng cáo làm “tổn thương” chính trị

Theo một khảo sát vào năm 2008 về phản ứng của công chúng khi gặp quảng cáo (TVC) trên các phương tiện truyền thông đại chúng: 93% quan tâm theo dõi TVC trên truyền hình trong khi có tới 43,3% sẽ bỏ qua, không quan tâm đến TVC trên Intermet. Có thể thấy, những TVC trên truyền hình với hình ảnh sống động và âm thanh sắc nét vẫn luon giữ được vị trí quan trọng trong lòng khán giả cũng như người tiêu dùng. Tuy nhiên, hầu hết các video TVC hiện nay đang “định hướng lệch chuẩn” về gout thẩm mỹ (không phù hợp với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta) và vô tình gây ra “tổn thương” chính trị.

Một TVC sẽ tác động đến xã hội trên 4 phương diện:

hinh 1

Để làm rõ luận điểm đưa ra ở trên, tôi xin lấy một TVC rất điển hình làm ví dụ phân tích và chứng minh. Đó là TVC Kotex Pro vào năm 2011 – một TVC cho sản phầm về giới.

Vì sao chọn TVC này làm ví dụ điển hình?

TVC có một ý tưởng không phải mới mẻ những lạ rất trúng tâm lý: Họ đưa ra hình ảnh một phụ nữ tạm gọi là “ lý tưởng  cho thế kỷ 21” rất tự tin nhờ sản phảm Kotex Pro.

Về hình ảnh: Một cô gái rất xinh đẹp, trẻ trung trong mọi phong cách: năng động, dịu dàng, sang trọng, quyến rũ, chuyên nghiệp…; các diễn viên phụ đều là những trai xinh gái đẹp, ăn mặc lịch sự, phong cách; khung cảnh đông vui, nhộn nhịp; màu sắc chủ đạo là các găm màu tối như màu tím, màu xanh tạo vẻ bí ấn và sức cuốn hút của phái nữ.

Về âm thanh: Giọng người dẫn rất dễ thương và rõ ràng; âm nhạc giật, có phần tăng dần nhịp điệu cộng thế tiếng trống rộn ràng đã tạo cho người xem cảm giác phấn khích, khi đó, như có một động lực gì đó thôi thúc họ sử dụng sản phẩm.

Đặc biệt, với một sản phẩm vốn có tính nhạy cảm như băng vệ sinh, tác giả đã khéo léo đưa nó vào TVC một cách rất tự nhiên, không làm cho người người xem thấy ngại ngùng với người xung quanh và mất thiện cảm với sản phẩm.

Tóm lại, từ ý tưởng, hình ảnh, âm thanh cho đến cách đưa sản phẩm vào TVC đã được nhà quảng cáo tính toán rất kĩ lượng để mang tác động triệt để nhất đến hành vi của khán giả. Không chi riêng TVC Kotex Pro  mà hầu hết các TVC hiện nay dều được mình họa bằng những nhân vật xinh đẹp, giói giang, phong cảnh đẹp như mơ với âm thanh năng động,cuốn hút rât có hiệu quà trong việc thúc đây tiêu dùng.

TVC mang đến thông tin hữu ích cho xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển

– Với xã hội: TVC mang đến một thông tin rất cần thiết và hữu ích cho phụ nữ. Sản phẩm với cấu trúc 3d khô thoáng và hương thơm dịu nhẹ của hương cỏ Ladvender sẽ giúp  phụ nữ hoàn toàn tự tin làm những điều mình thích.

– Với kinh tế: Rõ ràng từ khi cô gái mới xuất hiện, thoải mái lựa chọn quần áo, giày dép rồi vô cùng quyễn rũ bên một chàng trai và cuối cùng là tự tin trong những công việc đầy tính nghệ thuật, TVC đã đẩy người xem lên đỉnh điểm của sự sung sướng và mong muốn. Tiếp tục đánh vào tâm lý, TVC có đề cập đế đến một cản trở là nỗi lo của phái nữ vào ngày ấy và nhanh chóng giải quyết vấn đề:

  •  Bạn mong muốn giống cô ấy nhưng khi sử dụng sản phẩm khác bạn cảm thấy khó chịu vì nó quá dày mà thấm ít =>> Kotex Pro với công nghệ 3d siêu thoáng và chống tràn sẽ giúp bạn hoàn toàn thoải mái.
  •  Bạn mong muốn giống cô ấy nhưng khi sử dụng sản phẩm khác bạn vẫn cảm thấy tự ti về mùi phát ra từ cơ thế  =>> Kotex Pro với hương thơm dịu mát của Lavender sẽ giúp bạn hoàn toàn tự tin khi đến các đám đông.

Như vậy, khi vấn đề được giải quyết, khán giả sẽ sẵn sàng rút hầu bao để dinh sản phẩm Kotex Pro về sử dụng với hy vọng sẽ trở nên giống như cô gái trong TVC. TVC đã làm thay đổi hành vi, thúc đẩy nhu cầu mua bán, trao đổi, làm nền kinh tế phát triển. Đó là những tác động tích cực của TVC lên xã hội.

TVC đang “định hướng lệch chuẩn” về gout thẩm mỹ và vô tình gây ra “tổn thương” chính trị

Như đã phân tích ở trên, hai tác động tích cực chỉ là bề nổi. Những thông tin hữu ích cho cộng đồng hay một sản phầm tuyệt vời cho phái nữ cũng như lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp mới chỉ là những tác động trước mắt mà ta có thể nhìn thấy, sờ thấy do TVC đem lại. Còn ngoài ra, hầu hết nhà quảng cáo đều không chú ý hay “vô tình” để quên những yếu tố tiêu cực mà TVC tác động lên xã hội. Đó là tác động lên văn hóa và chính trị.

Với văn hóa: Mở đầu TVC cô gái hát: “Bắt đầu đi làm là bạn bước vào cuộc sống với bao nhiêu lực chọn… chọn trang phục… chọn bạn trai… chọn nghề nghiệp…”. Đi kèm với lời bài hát là hình ảnh minh họa: Cô gái đó thay đổi quần áo liên tục, lướt qua hàng loạt quần áo, giày dép.

Xem TVC xong, người ta sẽ đặt ra một loạt câu hỏi: Tại sao cô gái bắt đầu đi làm lại không đề cấp đến lo lắng về kiến thức chuyên môn mà lại chỉ tập trung lựa chọn quần áo giày dép? Tại sao cô gái không chăm chút cho cả bản chất bên trong mà chỉ lo lắng cho bề ngoài? Tại sao cô gái luôn lựa chọn công việc nghệ thuật? Tại sao công việc nào cô gái lựa chọn đều rất đơn giản, dễ dàng và hào nhoáng vậy?…Tất cả những thắc mắc trên sẽ vô tình tạo ra một phong cách sống mới. Đó là các cuộc sống hào nhoáng, con người chuộng hình thức, lầm tưởng về cuộc sống nên kích thích lối sống hưởng thụ. Việc cô gái lựa chọn quá nhiều trang phục cho ngày mới đi làm đã góp phần hình thành thói quen tiêu dùng phung phí, không hợp lý. Những công việc của cô gái cũng làm cho khán giả lầm tưởng về sự cống hiến của cá nhân cho xã hội làm cho con người ta bớt độ cần cù chăm chỉ đi. Ngoài ra, những hành động nhạy cảm của cô chàng trai với cô gái đã gây tò mò về giới tính và các vấn đề tình dục… Mặt khác, đối tượng tiếp nhận TVC này chủ yếu là giới nữ, đặc biệt là lứa tuổi 15-20. Trong đó, 15-25 cũng là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, dễ dàng tiếp nhận cái mới và bắt chước theo nó. Những TVC này phát đi phát lại đã làm cho các chúng có những cái nhìn không chuẩn về cuộc sống thực tế!

– Về chính trị: Hầu hết các TVC đều muốn tạo ra những nhân vật và hình ảnh đẹp nhất cho người xem. Nhân vật trong TVC thường rất xinh đẹp với mái tóc vàng, da trắng, mắt xanh, người nhỏ, chân dài, ăn mặc đồ hàng hiệu… Phong cảnh trong TVC thường là những căn nhà biệt thư cao tầng, khu vui chơi giải trí như ở châu Âu… Trong khi đó, cả nhà quảng cáo và những người xem luôn có hướng coi những gì trong TVC là “lý tưởng”, là “hoàn hảo”, là “cái đẹp”, là cái mà con người cần hướng đến.  Như vây, với các TVC này, chúng ta – những người dân Việt Nam, những người dân châu Á đang có tư tưởng sùng ngoại, sùng bái châu Âu, luôn cho rằng châu Au là chuẩn mực.

Mặt khác của tư tưởng sùng ngoại chính là sự suy giảm lòng tự hào dân tộc. Tại sao TVC không lấy người phụ nữ Việt Nam duyên dáng bên tà áo dài hay bên bộ áo bà bà? Tại sao không lấy khung cảnh bình dị, quen thuộc là những nếp nhà quen thuộc của Việt Nam? Rõ ràng, các nhà quảng cáo không tin tưởng và không chắc chắn rằng người xem sẽ sung sướng và thích thú đến nỗi sẽ mua sản phẩm khi xem xong TVC thuần Việt. Thậm chí, bản thân người xem cũng không cảm thấy hứng thú và thỏa mãn khi xem TVC thuần Việt. Có thể thấy, tư tưởng sùng ngoại và sự suy giảm lòng tự hào dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến thái độ chính trị của một bộ phận không nhỏ công chúng và đang vô tình gây tổn thương cho chính trị nước ta.

Quảng cáo là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế càng phát triển thì quảng cáo càng mở rộng. Tuy nhiên, vấn đề cần phải quản lý quảng cáo như thế nào để hạn chế những tiêu cực của nó, đặc biệt là những ảnh hưởng xấu đến văn hóa và chính trị.

Vũ Hồng Hạnh PR32

Quảng cáo Lifebuoy – Rửa tay trong 10s có thực sự sạch hết vi khuẩn?

Được biết đến là một sản phẩm diệt khuẩn hữu hiệu nhưng những lời quảng cáo về tác dụng của xà phòng Lifebuoy trong quảng cáo “Lifebuoy diệt sạch 99,9% vi khuẩn chỉ trong 10s” đang bị nghi ngờ vì tính xác thực của nó. Liệu rửa tay trong 10s có thực sự sạch hết vi khuẩn?

 Lifebuoy là một trong những thương hiệu lâu đời nhất của Unilever  và có mặt ở Việt Nam từ khá sớm. Bằng chiến lược tiếp cận khách hàng thông minh, giá cả phải chăng và sự nhất quán trong thông điệp, Lifebuoy đã xây dựng được hình ảnh khá tích cực trong lòng công chúng. Nói đến Lifebuoy, người ta nghĩ ngay đến những sản phẩm diệt khuẩn an toàn, những chương trình phúc lợi xã hội do Lifebuoy tài trợ cùng các cam kết đồng hành và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng…

Được định vị là sản phẩm an toàn, các sản phẩm của Lifebuoy luôn được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn như 1 loại sản phẩm diệt khuẩn hữu hiệu hàng đầu với sự chứng nhận, đảm bảo của nhiều chuyên gia. Những lời khuyên của Lifebuoy về vệ sinh cá nhân cũng được đánh giá cao về tính thiết thực và hiệu quả.

Tuy nhiên, quảng cáo thì không phải lúc nào cũng hoàn toàn là sự thật. TVC quảng cáo “Lifebuoy diệt sạch 99,9% vi khuẩn chỉ trong 10s” đã dấy lên nhiều tranh cãi cũng như lo lắng cho các bậc phụ huynh vì nghi ngờ không biết bao nhiều phần trăm trong lời tuyên bố đó là sự thật.

 Đoạn quảng cáo ghi lại hình ảnh của một cậu bé chừng 5 tuổi, làm gì cũng nhanh ẩu đoảng, vội vội vàng vàng và sự xuất hiện của Lifebuoy với lời chỉ dẫn của chuyên gia về y tế: “Lifebuoy diệt sạch 99,9% vi khuẩn chỉ trong 10s”

ảnh 1

 Quảng cáo của Lifebuoy khẳng định có thể rửa tay trong 10s có thể sạch hết vi khuẩn

Quảng cáo đã bám sát với thực tế là những đứa trẻ ở độ tuổi trong quảng cáo đều rất hiếu động và nghịch ngợm, ít có tính kiên trì. Lifebuoy thấu hiểu được điều đó nên các sản phẩm của Lifebuoy không chỉ bảo vệ mà còn luôn cố gắng đem đến sự thoải mái nhất cho các em. Tuy nhiên, lời tuyên bố của Lifebuoy lại trái với quy trình và thời gian rửa tay tối thiểu của Bộ Y tế mà các trường học đang áp dụng.

Theo quy định của Bộ Y tế, quy trình rửa tay đúng phải là:

  • Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
  • Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
  • Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Các chuyên gia cũng khẳng định, rửa tay sạch trong 10s là điều khó có thể thực hiện. Thời gian ít nhất để rửa tay sạch với xà phòng phải là 1 phút.

anh 2

 Nhiều nguời nghi ngờ tính chính xác của quảng cáo này

Bà Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám Tu Na, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng cho rằng: Khó có thể rửa sạch tay chỉ trong 10 giây như quảng cáo của Lifebouy.
“Rửa tay trong 10 giây tức là chỉ đếm từ 1 – 10 là xong, không có loại vi khuẩn nào chết nhanh như thế. Quảng cáo này khác hẳn phương pháp cô giáo hướng dẫn trẻ ở lớp. Như vậy sẽ tạo hai luồng thông tin trái chiều và trẻ chưa thể đủ nhận thức đâu đúng, đâu sai nên nảy sinh mâu thuẫn”, bà Bưởi phân tích.
Bà Bưởi thẳng thắn: “Người viết quảng cáo chỉ đứng trên mục đích làm sao thật ấn tượng, để thấy được sức mạnh của chất tẩy rửa mà chưa thấy được cái không phù hợp với khoa học ở kịch bản đó. Lẽ ra trước khi làm quảng cáo, họ phải tìm hiểu ở trường cô giáo dạy trẻ cách rửa tay như thế nào hoặc ít ra phải suy luận rửa tay như thế nào thì sạch và thử đếm xem trong 10 giây có thực hiện được không”.

Nhiều phụ huynh chia sẻ, “Tôi và cô giáo ở lớp đều dạy cháu cách rửa tay theo đúng quy trình của Bộ Y tế hướng dẫn và cháu làm rất tốt. Nhưng sau khi xem đoạn quảng cáo lifebuoy, cháu chỉ xoa xoa vài cái rồi xả qua nước. Khi tôi nhắc cháu phải rửa kỹ, cháu liền phản ứng” thế là sạch rồi mẹ ạ. Chú bác sĩ trong ti vi nói chỉ cần 10 giây thôi mà. Tôi phải mất mấy ngày kèm cặp, cháu mới chịu rửa”

Có thể thấy, quảng cáo sai sự thật đã tác động không tốt đến tư duy của trẻ. Rất nhiều bé tin rằng những gì chiếu trên ti vi đều là thật. Cô và mẹ nói 1 đằng, quảng cáo nói 1 nẻo. Với tư duy của 1 đứa trẻ chưa biết phân biệt đúng sai sẽ dẫn đến việc tiếp thu thông tin một cách sai lệch., ảnh hưởng không tốt tới nhận thức của trẻ.

ảnh 3_ Sử dụng hình ảnh bé trai trong quảng cáo mang lại sự gần gũi với nhóm đối tượng công chúng  mà Lifebuoy muốn hướng đến là trẻ em

Sử dụng hình ảnh bé trai trong quảng cáo mang lại sự gần gũi với nhóm đối tượng công chúng  mà Lifebuoy muốn hướng đến là trẻ em

Có thể nói, với mục tiêu “vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”, Lifebuoy đã định vị thương hiệu của mình bằng sự an toàn của sản phẩm và trách nhiệm xã hội của  một doanh nghiệp có tâm, có đức. Những chương trình của Lifebuoy cũng thường xuyên nhận được những phản hồi tích cực từ phái công chúng vì những tác động tốt đẹp mà nó đem lại như thay đổi thói quen vệ sinh của người Việt, đặc biệt là trẻ nhỏ có nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề vệ sinh an toàn.

Quảng cáo có quyền nói quá nhưng với đối tượng là trẻ em và với phương châm kinh doanh của mình, Lifebuoy cần có bằng chứng chứng tỏ tuyên ngôn của mình là đúng sự thật như đưa ra một quy trình rửa tay nhanh 10 giây đủ đảm bảo yêu cầu của Bộ Y tế hoặc là chứng minh xà bông Lifebuoy có tính sát khuẩn nhanh như cồn 70 độ để thuyết phục người tiêu dùng. Nếu không, cần đính chính lại thông tin để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn.

 Hoàng Thị Lan

facebook: https://www.facebook.com/hoang.lan.169?fref=ts